Phát triển ngành điều: Tránh lặp lại vết xe đổ

Cập nhật: 29/08/2015
Lượt xem: 2148
Trong khi nhiều mặt hàng nông thủy sản giảm lượng và giá trị xuất khẩu thì nhân hạt điều và hồ tiêu là hai điểm sáng. Theo Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) Nguyễn Đức Thanh, thông tin tại hội nghị quốc tế mới đây về các loại hạt cho thấy, Việt Nam không chỉ là nước xuất khẩu nhân điều đứng đầu từ 9 năm qua mà hiện nay còn là nước có lượng nhân điều chế biến vượt qua ngôi vị số 1 của Ấn Độ.
 
 
Chế biến nhân điều tại một nhà máy ở Bình Dương
 
Nỗi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm
 
Chủ tịch Vinacas cho biết, 6 tháng đầu năm các doanh nghiệp xuất khẩu được 150 ngàn tấn nhân điều với kim ngạch 1,1 tỷ USD. Với tình hình này, cả năm 2015 có thể xuất khẩu 300 ngàn tấn nhân điều với giá trị 2,2 tỷ USD, ít nhất cũng bằng năm 2014. Nếu tính luôn những sản phẩm từ hạt điều như sản phẩm chế biến sâu tạo giá trị gia tăng hay dầu hạt điều thì kim ngạch xuất khẩu cả ngành điều khoảng 2,5 tỷ USD. Yếu tố tích cực của xuất khẩu nhân điều hiện nay là giá xuất khẩu tốt hơn năm rồi, các chuyên gia cho rằng, do hậu quả của khô hạn nên giá nhiều loại hạt trên thế giới đều tăng lên, trong đó có hạt điều.
 
Tuy vậy, ngành chế biến điều cũng đứng trước những thách thức. Vấn đề nóng hiện nay là an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) khi không ít container nhân điều xuất khẩu đã bị trả về do nhiễm vi khuẩn Salmonella hay E.coli. Trong đó có trường hợp bị lây nhiễm chéo khi hàng đã khử trùng như Cafe Control nhận định. Hiện nay, đoàn FDA - Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) đang kiểm tra ATVSTP tại các nhà máy chế biến. Số liệu sơ khởi cho thấy, khảo sát 32 doanh nghiệp có 15 doanh nghiệp có vấn đề về ATVSTP. Ngay cả sản phẩm tại nhà máy cũng không đồng đều về chất lượng do có nguốn gốc xuất xứ khác nhau. Khách hàng ưa chuộng nhân điều trong nước do chất lượng hơn hẳn về vị thơm, ngon nhưng đã bị lẫn lộn khi chế biến với điều thô nguyên liệu nhập từ các nước, nhất là châu Phi. Điều này dễ làm mất uy tín và ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu nhân điều Việt Nam. Ông Nguyễn Đức Thanh cho biết, nguyên liệu trong nước, khi chế biến và bán cho khách hàng có giá cao hơn 30 cent/kg so với nguyên liệu chế biến từ châu Phi.
 
Hạn chế khác là tình trạng các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau theo kiểu giá thấp để đẩy mạnh xuất khẩu trong khi các doanh nghiệp của Brazil và nhất là Ấn Độ làm ngược lại, cạnh tranh giá bán cao với chất lượng đồng đều và giữ uy tín trong thương mại, ký hợp đồng là thực hiện đầy đủ trước các biến động thị trường và đảm bảo vấn đề ATVSTP. Đó là lý do vì sao nước này có giá bán nhân điều cao hơn Việt Nam. Việc có quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu điều, năm 2014 là 345 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu dưới 5 triệu USD/năm chiếm 73%, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm xuất khẩu không đồng đều, làm thiệt hại chung cho cả ngành. Về lâu dài đây là điều bất lợi cho ngành điều Việt Nam. Năm 2014, kiểm tra 265 cơ sở, có 119/265 cơ sở xếp loại C, chiếm 44,9%. Cần phải xử lý nghiêm đối với các cơ sở xếp loại C (không đảm bảo điều kiện về ATVSTP), để giữ uy tín sản phẩm điều Việt Nam, tạo nên sự công bằng trong đầu tư và sản xuất kinh doanh giữa các cơ sở chế biến nhân điều. 
  • POSCO
  • AMINE
  • KYOEI
  • POSCO
  • AMINE
  • KYOEI
Đối tác - khách hàng
Bản quyền thuộc về  Công ty Cổ phần Sản xuất & XNK Việt Phúc
Thiết kế website bởi Tất Thành