Biodiesel Việt Nam: tiềm năng, trở ngại cần vượt qua

Cập nhật: 29/08/2015
Lượt xem: 4020
Nhiên liệu sinh học (hay biodiesel) là một dạng năng lượng mới, góp phần  bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Phát triển năng lượng sinh học là hướng đi đúng, cần thiết của ngành năng lượng Việt Nam. Song phát triển như thế nào cần cân nhắc một cách khoa học.
 
Việt Nam đã quan tâm đến Diesel sinh học (Biodiesel) cách đây 20 năm. Và Đề án phát triển ngành Nhiên liệu sinh học (NLSH) đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 20/11/2007. Về tiềm năng có nhiều nguồn nguyên liệu sản xuất biodessel như:
 
1. Dầu mỡ thải đã qua sử dụng: Gồm các phế phẩm dầu mỡ đi từ các nhà máy chế biến dầu mỡ, dầu mỡ đã qua sử dụng, được thu hồi sau quá trình rán, nấu từ các cơ sở chế biến thức ăn.
 
2. Vi tảo là giải pháp duy nhất có thể giải quyết vấn đề diện tích đất trồng vì nó có chu kỳ phát triển rất ngắn, sống được ở khắp nơi có ánh nắng mặt trời, nước và CO2.
 
3. Rỉ đường, ngũ cốc, vừng, lạc, dừa, mỡ cá basa...
 
4. Cây Jatropha, có nguồn gốc từ Trung Mỹ, di thực sang châu Phi, Ấn Độ  và Nam Mỹ, cây chịu hạn, trồng ở đất khô cằn, có nhiều loại. Nước ta có thể tận dụng 9 triệu ha đất hoang hóa, dọc ven các đường quốc lộ, trồng cây Jatropha để lấy dầu.
 
Biodesel được xem là nhiên liệu của tương lai vì nó là nguồn nguyên liệu có thể tái tạo được, lại không gây ô nhiễm môi trường.
 
Nhưng cây Jatropha trồng ở nước ta, cần xem xét một cách khoa học, hơn là nhìn vào bảng số liệu tinh dầu của cây Jatropha trồng ở nước khác. Theo các nhà khoa học: Dầu của cây Jatropha, độ không no khá cao, là yếu tố làm giảm độ bền oxy hóa của nguyên liệu và biodiesel sản phẩm. Bên cạnh đó chỉ số axit rất cao cũng làm ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công nghệ và giá thành của sản phẩm dầu biodiesel.. Tuy Jatropha có thể mọc ở vùng đất khô cằn, nhưng tùy vào loại cây đực, cây cái, đất trồng, nhất là độ ẩm mà cho lượng dầu trong hạt. Nếu sản xuất bằng xúc tác, đòi hỏi công đoạn có nhiều xử lý phía sau, giá thành khá cao.
 
“Khó khăn lớn nhất của chúng ta là trình độ công nghệ và thiết bị. Hầu hết các cơ sở sản xuất cồn trong nước hiện nay đều sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ, công suất nhỏ (dưới 10 triệu lít/năm), tiêu hao nhiều đơn vị năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, hiệu suất tổng thu hồi so với lý thuyết chỉ đạt khoảng 80% (các nước tiên tiến đạt 90%), chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu sinh khối truyền thống (ngũ cốc, rỉ đường) khiến giá thành sản phẩm cao. Các cơ sở sản xuất dầu mỡ động, thực vật có công nghệ thiết bị tách dầu, mỡ lạc hậu, tỷ lệ thu hồi thấp.
 
Bên cạnh đó là các khó khăn về thiếu nguồn nhân lực lành nghề, các chuyên gia kỹ thuật cao cấp; đầu tư cho nghiên cứu NLSH còn nhiều hạn chế; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan trong việc nghiên cứu triển khai và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất; chưa có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh; các hoạt động hợp tác quốc tế còn quá ít và chưa đạt hiệu quả mong muốn” – TS Nguyễn Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công thương.
 
jatropha_biodiesel
 
Cây Jatropa, một loại cây dùng chiết lấy dầu làm biodiesel
 
Theo PGS. TS Mai Ngọc Chúc, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: “Thứ nhất chúng ta không nên chạy theo phong trào, thấy nước ngoài làm là mình làm. Không nên bê nguyên xi mô hình và công nghệ của nước ngoài để  “áp” đặt một cách máy móc (vì một nước có tiềm lực như CHLB Đức, có những nhà máy sản xuất nhiên liệu sạch đã phải đắp chiếu khi nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ không còn). Thứ hai, chúng ta nên xây dựng và làm cho được mô hình “chuẩn” cả về quy mô và công nghệ, sau đó mới triển khai nhân rộng, khi thị trường có nhu cầu và sản phẩm NLSH được thị trường chấp nhận trên cả ba yếu tố: Vừa kinh tế, vừa tiện ích sử dụng, vừa giảm thiểu ô nhiễm”.
 
“Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện tốt để phát triển một số loại NLSH. Vấn đề còn lại là lựa chọn nguồn nguyên liệu, công nghệ và chính sách hỗ trợ bước đầu của Nhà nước” – TS Lưu Hoàng Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất.
 
“Một số trục trặc trong việc sử dụng biodiesel có nguồn gốc mỡ cá basa vừa qua có một số nguyên nhân như: Chưa có quy trình công nghệ sản xuất phù hợp, chưa có tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm biodiesel cụ thể được phép sử dụng ở Việt Nam, chưa có quy định về tỷ lệ pha chế biodiesel trong diesel dầu mỏ phù hợp cho từng loại động cơ, phương tiện đang chạy bằng diesel dầu mỏ, chưa có sự kiểm tra, hướng dẫn cụ thể cho người tiêu dùng khi chuyển sang sử dụng hỗn hợp biodiesel” – Bỳ Văn Tứ.
 
“Cần khẳng định, NLSH là một dạng năng lượng mới, có thể tái tạo để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Phát triển NLSH là một hướng đi cần thiết của ngành năng lượng nước ta” - TS Nguyễn Phú Cường.
 
Phát triển NLSH vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước nguồn nhiên liệu bổ sung, thay thế, vừa kích thích phát triển nông nghiệp. Đặc biệt là việc bảo vệ môi trường.
 
Hóa học ngày nay (Theo Vietnamnet)
  • POSCO
  • AMINE
  • KYOEI
  • POSCO
  • AMINE
  • KYOEI
Đối tác - khách hàng
Bản quyền thuộc về  Công ty Cổ phần Sản xuất & XNK Việt Phúc
Thiết kế website bởi Tất Thành